Hotline: 098.5939.830
Facebook
Zalo: 098.5939.830

Trẻ chậm nói: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách dạy trẻ tại nhà

Posted on 17/10/2023

Trẻ chậm nói là một vấn đề khá phổ biến và quan trọng hiện nay đối với sự phát triển tổng thể của trẻ. Bởi ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp với thế giới xung quanh mà còn cho phép trẻ biểu đạt nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng về tình trạng chậm nói của bé nhà mình, đang không biết trẻ mắc chậm nói đơn thuần hay bị vấn đề gì không? Vậy hãy cùng Mẹ Có Biết tìm hiểu sâu hơn về chứng chậm nói ở trẻ thông qua bài viết dưới đây. Để cùng hiểu rõ về những nguyên nhân, dấu hiệu và cách dạy trẻ chậm nói tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cách can thiệp đúng cách để hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói là gì?

  • Định nghĩa:

Trẻ chậm nói được hiệu là tình trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở độ tuổi của trẻ. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ một cách hiệu quả, và không thể đáp ứng được như kỳ vọng về ngôn ngữ so với tuổi của trẻ.

Trẻ có thể chỉ bị tình trạng chậm nói đơn thuần, không có gì quá lo ngại. Nhưng chậm nói cũng có thể là do mất thính giác hoặc do các rối loạn phát triển, các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn rất đáng lo ngại.

  • Các dạng trẻ chậm nói:

Trẻ chậm nói được phân chia thành 3 dạng chính như sau:

Trẻ chậm nói đơn thuần: Trong trường hợp này, trẻ có tình trạng chậm phát triển trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhưng không có vấn đề nghiêm trọng về cơ quan phát âm hoặc sự phát triển của não bộ.

Chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ: Trẻ chậm nói do các vấn đề liên quan đến phát triển não bộ. Như: dị tật bẩm sinh, viêm màng não, các vấn đề ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.

Chậm nói do vấn đề cơ miệng và lưỡi: Ở một số sẽ sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các cơ quan phát âm như: tai, mũi, họng, lưỡi,… các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ, gây tình trạng chậm nói.

Nguyên nhân vì sao trẻ bị chậm nói

Hiện nay tình trạng chậm nói của trẻ có thể xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ yếu tố tâm lý đến thực tể. Cụ thể là:

  • Nguyên nhân thực thể:

Vấn đề về cơ quan phát âm: Như đã chia sẻ, thì có một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng cơ quan phát âm, như: tai, mũi, họng, lưỡi,… dẫn đến việc phát âm ngôn ngữ không được trôi chảy. Các vấn đề này có thể bao gồm thiếu đi thính giác, hoặc các vấn đề cơ học ở cơ quan phát âm, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát ra các từ và âm thanh.

Vấn đề do khiếm khuyết trong quá trình phát triển não: Một số trẻ chậm nói có thể gặp vấn đề về sự phát triển của não bộ, khiến cho quá trình hiểu và sử dụng ngôn ngữ trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể xuất phát từ các dị tật bẩm sinh hoặc viêm màng não dẫn đến hạn chế khả năng ngôn ngữ của trẻ.

  • Nguyên nhân về tâm lý:

Cúc sốc tâm lý: Một số trẻ có thể gặp các cú sốc tâm lý, như mất một người thân yêu từ nhỏ, hay các sự việc đau buồn diễn ra, các tình huống kháng cực làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Sự bỏ bê của cha mẹ: Việc cha mẹ bỏ bê con cái, không dành nhiều thời gian quan tâm đến việc giao tiếp với trẻ có thể dẫn tới sự chậm nói ở trẻ. Việc này có thể xảy ra khi cha mẹ bận rộn hoặc không hiểu cách tương tác với trẻ, không kích thích trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện.

Quá cưng chiều con: Tại một số trường hợp, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ quá cưng chiều khiến trẻ trở nên lười nói. Việc cha mẹ thay vì khuyến khích trẻ tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ thì nuông chiều, làm mọi thứ cho con, khiến trẻ không có động cơ tự nói hoặc biểu đạt ý kiến của mình.

Những dấu hiệu của trẻ chậm nói qua từng độ tuổi

  • Dấu hiệu từ 3 – 4 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có những dấu hiệu, đó là: Không phản ứng lại những tiếng động mạnh xuất hiện xung quanh, không phát ra những âm thanh gừ gừ như các đứa trẻ bình thường cùng độ độ.

  • Dấu hiệu ở trẻ 7 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là: Không phản ứng lại các tiếng động mạnh xung quanh.

  • Dấu hiệu ở trẻ 12 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thích giao tiếp với người khác bằng âm thanh hoặc cử chỉ khi muốn thứ gì đó hoặc cần sự giúp đỡ.

+ Không nói được bất kỳ từ đơn nào như: “bố”, “bà”, “mẹ”.

+ Không biết làm các động tác đơn giản như: lắc đầu, vẫy tay, chỉ tay.

+ Không có phản ứng khi cha mẹ gọi tên hoặc biệt danh ở nhà.

+ Không quan tâm và không bị ảnh hưởng bởi những sự vật, sự việc xung quanh.

  • Dấu hiệu ở trẻ 15 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi cha mẹ yêu cầu.

+ Không nói được một từ đơn nào, thậm chí là những từ đơn giản nhất.

+ Không chỉ tay vào những thứ mình thích để đòi hỏi hoặc yêu cầu.

+ Không quan tâm và không bị ảnh hưởng bởi sách truyện, không tham gia vào giao lưu với những đứa trẻ cùng độ tuổi.

  • Dấu hiệu ở trẻ 18 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi cha mẹ yêu cầu.

+ Không nói được quá 6 từ đơn do vốn từ vựng quá ít.

+ Không thể giao tiếp bằng bất kỳ cách nào, thậm chí cả chỉ tay đơn giản nhất.

+ Không hiểu những mệnh lệnh đơn giản của cha mẹ khi yêu cầu.

+ Không thể đáp lại bằng lời nói hoặc hành động khi cha mẹ hỏi.

+ Không nói được những từ đơn giản như: “cha”, “mẹ”, “ông”, “bà”.

  • Dấu hiệu ở trẻ 19 – 23 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thể nói được câu ngắn chỉ có từ 2 đến 4 từ đơn giản.

+ Không gọi tên được những bộ phận trên cơ thể.

+ Không nhớ được những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhà.

+ Không thể đặt được các câu hỏi đơn giản với cha mẹ hoặc người thân.

+ Hạn chế hoặc không có khả năng tiếp thu và học tập những từ ngữ mới.

  • Dấu hiệu ở trẻ 24 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Vốn từ vựng không quá 15 từ đơn

+ Đôi khi chỉ có thể nhắc lại lời nói của người khác mà không thể tự nói ra ý nghĩa của mình.

+ Không thể gọi mẹ hoặc bố đúng cách như: “mẹ bế”, “bố bế”,…

+ Trẻ hay có tính ăn vạ.

+ Trẻ không thể bắt chước lời nói, hành động của người lớn, không thể chỉ tay vào những thứ khi được cha mẹ gọi tên.

  • Dấu hiệu từ 25 – 35 tháng tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thể nói được những câu có từ 2 – 4 từ đơn giản.

+ Không gọi được các bộ phận trên cơ thể.

+ Không nhớ được những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhà.

+ Không thể đặt những câu hỏi đơn giản cho cha mẹ hoặc người thân.

  • Dấu hiệu ở trẻ 3 – 4 tuổi

- Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bị chậm nói sẽ có dấu hiệu, đó là:

+ Không thể xưng “con” gọi “mẹ” hoặc “bố” đúng cách.

+ Chưa thể phát âm thuần thục các phụ âm.

+ Không hiểu “giống nhau” và “khác nhau”.

+ Không nói được những chuyện cơ bản liên quan đến cuộc sống hằng ngày.

+ Không thể thực hiện các cuộc trò chuyện đơn giản về thực tế xung quanh trẻ.

+ Thường xuyên nói lắp, mặt luôn nhăn nhó mỗi khi nói.

+ Không quan tâm đến sách truyện, hay giao lưu với những đứa trẻ khác bằng tuổi.

+ Trẻ hay có biểu hiện la hét, luôn muốn ở gần người thân, không muốn xa rời.

Trẻ chậm nói có sao không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Trẻ chậm nói không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiêm trọng. Một số trẻ có thể chậm nói đơn thuần và sau đó phát triển ngôn ngữ bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nên theo dõi và kiểm tra tỉ mỉ:

Trẻ không có phản ứng gì hay hành động đáp lại cụ thể nào khi được gọi tên. Đặc biệt, khi trẻ đã 18 tháng tuổi nhưng chỉ giao tiếp bằng cử chỉ và không thích nói chuyện.

Trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc lặp lại từ ngữ khi cha mẹ nói. Đặc biệt trẻ đã 2 tuổi nhưng không thể tự nói ra một câu hoặc một cụm từ, chỉ bắt chước được hành động và lời nói của cha mẹ, không tạo ra lời nói mới.

Trẻ không thể nghe theo các chỉ dẫn đơn giản từ cha mẹ hoặc người thân. Trẻ có giọng nói bất thường.

Nếu có những dấu hiệu bất thường, hoặc có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia. Để họ có thể đánh giá sự phát triển của trẻ và đưa ra đề xuất để giúp tư vấn và điều trị chậm nói một cách hiệu quả. Hãy sớm tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ để giúp trẻ vượt qua một cách nhanh chóng và phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn.

Những cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả

Bên cạnh việc đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia để hiểu sâu hơn về chứng chậm nói ở trẻ. Các bố mẹ cũng có thể tự khắc phục cho con bằng những cách dưới đây:

  1. Giao tiếp thường xuyên với con: Bố mẹ nên tạo cơ hội trò chuyện với con thường xuyên hơn. Khi cha mẹ nói chuyện với trẻ, hãy khuyến khích trẻ nói nhiều hơn hoặc tạo cơ hội cho trẻ thực hành ngôn ngữ. Bên cạnh đó, khi trẻ nói thì cha mẹ hãy chú ý lắng nghe và khen ngợi con, đặc biệt là khi trẻ nói được các từ mới.
  2. Dành sự quan tâm và gần gũi với con: Việc chăm sóc và tạo sự gần gũi với con cũng có thể thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trước khi con có khả năng nói, con đã có khả năng nghe hiểu, chính vì thế, việc quan tâm và khuyến khích con nói chuyện nhiều là điều quan trọng giúp hạn chế sự chậm nói ở trẻ.
  3. Tạo thói quen cho con: Cha mẹ hãy tạo những thói quen tốt cho con, như: đọc sách, đọc chuyện trước khi ngủ, thiết lập các khung giờ cố định trong ngày, hướng con tập trung chú ý vào một vật cụ thể. Những điều này có thể làm tăng khả năng tập trung và phản ứng của trẻ.
  4. Giao tiếp với con qua chủ đề hứng thú: Con thường bị thu hút với những sự vật, sự việc quen thuộc. Chính vì thế, khi giao tiếp với con thì cha mẹ hãy chú ý lựa chọn chủ đề quen thuộc để tạo hứng thú cho con, đây là một cách hiệu quả để giảm tình trạng chậm nói ở trẻ.
  5. Tránh ép buộc con: Cha mẹ cũng cần chú ý đến việc không ép buộc con vào việc học để tránh tạo ra hiệu ứng ngược. thay vì ép buộc con, hãy khuyến khích con.
  6. Một số cách dạy khác: Cha mẹ hãy dạy con những từ đơn giản, dễ hiểu trước để con làm quen với các từ ngữ. Cho con tiếp xúc với nhiều âm thanh khác nhau để giúp con nhận biết các điểm khác biệt và phát triển khả năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó thì cha mẹ cũng cần hạn chế cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử, như tivi, điện thoại,… để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của con.

Chú ý: Một số phương pháp có thể phù hợp hơn cho từng trường hợp cụ thể, nên cha mẹ cần linh hoạt trong việc áp dụng các cách dạy trẻ chậm nói để phù hợp với sự phát triển cụ thể của con.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề: “Trẻ chậm nói” mà Eco Pharmalife muốn giới thiệu tới các mẹ. Bài viết không chỉ tập trung vào việc giải thích nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói, các dấu hiệu của tình trạng này qua từng độ tuổi, cách dạy trẻ chậm nói tại nhà một cách hiệu quả, mà còn đưa ra định nghĩa và phân loại trẻ chậm nói, những trường hợp cần đi gặp bác sĩ.

Bên cạnh đó, Eco Pharmalife còn giới thiệu tới các bậc phụ huynh dòng sữa Buddilac Sensitive – Dòng sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm – rối loạn phát triển, trẻ chậm nói. Dòng sản phẩm đã và đang được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng hiện nay. Để biết thêm chi tiết về dòng sữa Buddilac Sensitive, hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *
Tên *
Trang web *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

© 2022 Bản quyền mecobiet.com

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.